Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong năm 2010 trên toàn quốc đã xảy ra 5125 vụ tai nạn lao động làm 5307 người bị nạn, trong đó:
- Số vụ tai nạn lao động chết người: 554 vụ
- Số người chết: 601 người
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 105 vụ
- Số người bị thương nặng: 1260 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 944 người
2.1 Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người trong năm 2010
Theo số liệu báo cáo, trong năm 2010, 10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người nhất là TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Long An, Hải Dương và Quảng Bình (xem chi tiết tại bảng 1).
TT | Địa phương | Số vụ | Số vụ chết người | Số người bị nạn | Số người chết | Số người bị thương nặng | |
1 | Tp. Hồ Chí Minh | 892 | 102 | 908 | 108 | 140 | |
2 | Quảng Ninh | 390 | 34 | 403 | 40 | 211 | |
3 | Hà Nội | 106 | 33 | 117 | 35 | 67 | |
4 | Bình Dương | 185 | 27 | 207 | 27 | 25 | |
5 | Hải Phòng | 231 | 19 | 243 | 25 | 46 | |
6 | Đồng Nai | 1176 | 20 | 1184 | 20 | 132 | |
7 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 65 | 19 | 65 | 20 | 18 | |
8 | Long An | 82 | 14 | 83 | 15 | 6 | |
9 | Hải Dương | 89 | 12 | 91 | 13 | 78 | |
10 | Quảng Bình | 57 | 13 | 62 | 13 | 26 |
Bảng 1: 10 Địa phương xảy ra nhiều TNLĐ chết người nhất
2.2. Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng trong năm 2010
- 9h00 ngày 13/4/2010, tại mỏ đá thuộc HTX Minh Tâm, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, xảy ra một vụ tai nạn lao động do nổ mìn, làm 2 người chết, 3 người bị thương.
- 8h30 phút ngày 9/5/2010, tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Vĩnh Kiên đóng tại ấp An Khương, xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang xảy ra vụ tai nạn lao động do nổ nồi hơi làm 3 người chết và 15 người bị thương nặng.
- 21h25 phút ngày 14/5/2010 tại Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, xảy ra tai nạn lao động do các tảng liệu trong Buồng đốt bị sập xuống làm 02 người chết và 03 người bị thương.
- 19h10 phút ngày 13/8/2010 tại lò Phỗng thông gió số 3 vỉa G9 Vũ Môn thuộc công trường khai thác 2, Công ty cổ phần than Mông Dương, xảy ra tai nạn lao động do sạt lở, sập vùi than làm 03 người chết và 01 người bị thương.
- 3h50 phút ngày 12/11/2010 tại lò thượng số 2 vỉa 11 khu Nam, phân xưởng đào lò 2, công ty TNHH MTV than Dương Huy-Vinacomin xảy ra tai nạn lao động do sạt lở, sập vùi than làm 03 người chết và 01 người bị thương.
1.1. So sánh tình hình TNLĐ năm 2009 với năm 2010:
Phân tích các số liệu thống kê cơ bản về tình hình TNLĐ năm 2010 so với năm 2009 cho thấy: Số vụ tai nạn lao động và số nạn nhân giảm, nhưng số vụ tai nạn lao động có người chết và số người chết tăng 9,27% (xem chi tiết tại bảng 2).
TT | Chỉ tiêu thống kê | Năm 2009 | Năm 2010 | Tăng/giảm |
1 | Số vụ | 6250 | 5125 | -1125 (-18%) |
2 | Số nạn nhân | 6403 | 5307 | -1096(-17,11%) |
3 | Số vụ có người chết | 507 | 554 | 47 (9,27%) |
4 | Số người chết | 550 | 601 | 51 (9,27%) |
5 | Số người bị thương nặng | 1221 | 1260 | 39 (3,19%) |
6 | Số lao động nữ | 1152 | 944 | -208 (-18,05%) |
7 | Số vụ có 2 người bị nạn trở lên | 88 | 105 | 17(19,3%) |
Bảng 2: So sánh tình hình TNLĐ năm 2009 và năm 2010
1.2. So sánh TNLĐ tại 10 địa phương để xảy ra nhiều TNLĐ chết người nhất năm 2010.
Các địa phương có số vụ tai nạn lao động chết người ở mức cao trong năm 2010 vẫn là những địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp khai thác mỏ, xây dựng và sử dụng điện. So với năm 2009, năm 2010 các địa phương Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Dương số vụ TNLĐ giảm nhưng số TNLĐ nghiêm trọng và số người chết do TNLĐ lại tăng. Theo số liệu báo cáo, Đồng Nai là địa phương thống kê được số vụ TNLĐ nhiều nhất, nhưng số vụ chết người và số người chết giảm nhiều so với năm 2009 như vậy tình hình TNLĐ ở Đồng Nai có xu hướng giảm (xem chi tiết tại bảng 3).
Tt | Địa phương | Số vụ | Số vụ chết người | Số người chết | ||||||
2009 | 2010 | Tăng/ giảm | 2009 | 2010 | Tăng/ giảm | 2009 | 2010 | Tăng/ giảm | ||
1 | Tp. Hồ Chí Minh | 1319 | 892 | -427 | 102 | 102 | 0 | 103 | 108 | 5 |
2 | Quảng Ninh | 370 | 390 | 20 | 27 | 34 | 7 | 30 | 40 | 10 |
3 | Hà Nội | 111 | 106 | -5 | 23 | 33 | 10 | 26 | 35 | 9 |
4 | Bình Dương | 638 | 185 | -453 | 23 | 27 | 4 | 24 | 27 | 3 |
5 | Hải Phòng | 84 | 231 | 147 | 14 | 19 | 5 | 14 | 25 | 11 |
6 | Đồng Nai | 1525 | 1176 | -349 | 30 | 20 | -10 | 30 | 20 | -10 |
7 | Bà Rịa Vũng Tàu | 54 | 65 | 11 | 9 | 19 | 10 | 9 | 20 | 11 |
8 | Long An | 99 | 82 | -17 | 14 | 14 | 0 | 14 | 15 | 1 |
9 | Hải Dương | 60 | 89 | 29 | 13 | 12 | -1 | 13 | 13 | 0 |
10 | Quảng Bình | 27 | 57 | 30 | 3 | 13 | 10 | 3 | 13 | 10 |
Bảng 3: So sánh tình hình TNLĐ năm 2010 với năm 2009 của 10 địa phương xảy ra nhiều TNLĐ chết người nhất
1.3. Tần suất TNLĐ chết người năm 2010.
Tần suất TNLĐ chết người (tính trên 46 địa phương có số liệu thống kê về lực lượng lao động và số liệu thống kê số người chết trên địa bàn) năm 2010 là 7,97/100.000 người lao động. Địa phương không xảy ra tai nạn lao động chết người trong năm 2010 là Bạc Liêu ( tỉnh Bạc Liêu 02 năm liền không để xảy ra TNLĐ chết người).
Tổng hợp số liệu thống kê TNLĐ thì những ngành nghề để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng trong năm 2010 vẫn là khai thác mỏ, xây dựng, lao động giản đơn và thợ gia công kim loại, lắp ráp cơ khí.
2.1. Những nghề có tỷ lệ xảy ra TNLĐ nghiêm trọng cao: (xem bảng số 4)
- Khai thác mỏ và xây dựng: 122 người chết chiếm tỷ lệ 20,29% trên tổng số người chết vì TNLĐ.
- Lao động giản đơn (trong khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp...): 115 người chết chiếm tỷ lệ 19,13% trên tổng số người chết vì TNLĐ.
- Gia công kim loại, cơ khí, và các thợ có liên quan: 41 người chết, chiếm tỷ lệ 6,82% trên tổng số người chết vì TNLĐ.
- Lắp ráp và vận hành máy: 41 người chết, chiếm tỷ lệ 6,82% trên tổng số người chết vì TNLĐ.
stt | nghề nghiệp | Tổng số | Số vụ có người chết | Số vụ có 2 người bị nạn trở lên | Số người bị nạn | Số lao động nữ | Số người chết | Số người bị thương nặng |
1 | Thợ khai thác mỏ và xây dựng | 390 | 103 | 22 | 429 | 18 | 122 | 151 |
2 | Lao động giản đơn trong khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp | 924 | 103 | 10 | 948 | 121 | 115 | 135 |
3 | Thợ gia công kim loại,cơ khí và các cụng việc có liên quan | 312 | 43 | 16 | 299 | 49 | 41 | 72 |
4 | Thợ lắp ráp, vận hành máy và thiết bị sản xuất | 597 | 41 | 12 | 609 | 66 | 41 | 97 |
5 | Chuyên môn kỹ thuật bậc trung trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật | 32 | 15 | 3 | 33 | 1 | 15 | 11 |
6 | Chế biến lương thực, thực phẩm | 1143 | 9 | 2 | 1146 | 363 | 9 | 216 |
Bảng 4: Một số nghề nghiệp có tỷ lệ xảy ra TNLĐ chết người cao
(Số liệu thống kê từ báo cáo của 43/63 địa phương)
2.2. Những yếu tố chấn thương gây chết người có tỷ lệ cao (xem chi tiết bảng 5):
- Rơi ngã có 134 người chết, chiếm tỷ lệ 22,29% trên tổng số người chết vì TNLĐ.
- Điện giật có 98 người chết, chiếm tỷ lệ 16,3% trên tổng số người chết vì TNLĐ.
- Do vật rơi, vùi dập có 75 người chết, chiếm tỷ lệ 12,47% trên tổng số người chết vì TNLĐ.
- Mắc kẹt giữa vật thể có 46 người chết, chiếm tỷ lệ 7,65% trên tổng số người chết vì TNLĐ.
yếu tố gây chấn thương | Tổng số vụ | Số vụ có người chết | Số vụ có 2 nạn nhân trở lên | Số người bị nạn | Số lao động nữ | Số người chết | Số người bị thương nặng |
Rơi ngã | 463 | 121 | 16 | 500 | 52 | 134 | 165 |
Điện Giật | 173 | 98 | 10 | 178 | 9 | 98 | 44 |
Vật rơi, vùi dập | 490 | 63 | 20 | 522 | 67 | 75 | 173 |
Mắc kẹt giữa vật thể | 1209 | 46 | 13 | 1231 | 164 | 46 | 226 |
Tai nạn giao thông (Bao gồm cả tai nạn được coi là TNLĐ) | 312 | 42 | 7 | 318 | 96 | 44 | 114 |
Chết đuối | 16 | 16 | 1 | 19 | 18 |
Bảng 5: Tai nạn lao động theo yếu tố gây chấn thương
(Số liệu thống kê từ báo cáo của 63/63 địa phương)
3. Nguyên nhân xảy ra các vụ TNLĐ
3.1.Về phía người sử dụng lao động (xem chi tiết tại bảng 6):
TT | Nguyên nhân | Số vụ | Tỷ lệ/ Tổng số vụ báo cáo |
1 | Không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động | 270 | 5,26% |
2 | Thiết bị không đảm bảo an toàn | 349 | 6,8% |
3 | Không có thiết bị an toàn | 145 | 2,83% |
4 | Không có quy trình, biện pháp an toàn lao động | 225 | 4,39% |
5 | Do tổ chức lao động | 114 | 2,22% |
6 | Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động | 111 | 2,16% |
Bảng 6: Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do người sử dụng lao động
3.2.Về phía người lao động (xem chi tiết tại bảng 7):
TT | Nguyên nhân | Số vụ | Tỷ lệ/ Tổng số vụ báo cáo |
1 | Vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc an toàn về an toàn lao động | 1514 | 29,54% |
2 | Không sử dụng các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân | 258 | 5,03% |
3 | Do người khác vi phạm quy định về an toàn lao động | 177 | 3,45% |
Bảng 7: Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do người lao động
3.3.Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước:
- Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực Bảo hộ lao động, ATLĐ hiện nay là khá đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều quy định đặt ra nhưng không có chế tài ràng buộc, xử lý hoặc chế tài chưa đủ mạnh dẫn đến tình trạng người sử dụng lao động, người lao động cố ý không chấp hành.
- Trong những năm gần đây, mặc dù lực lượng thanh tra lao động đã được bổ sung, nhưng chưa tương xứng với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất, kinh doanh, do vậy không thể thanh tra việc chấp hành pháp luật về An toàn - Vệ sinh lao động ở nhiều cơ sở (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ), nên chưa kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vụ TNLĐ nghiêm trọng đã xảy ra.
- Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề, nông nghiệp chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước hướng dẫn đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động; chưa tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động nên việc vi phạm các quy định về An toàn - vệ sinh lao động và nguy cơ TNLĐ và bệnh nghề nghiệp là lớn.
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, chi phí do tai nạn lao động xảy ra trong năm 2010 (chi phí tiền thuốc men, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương, …) là 133,6 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 3,9 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ (kể cả nghỉ chế độ) do TNLĐ là 75.454 ngày.
Việc điều tra, xử lý một số vụ TNLĐ chết người nghiêm trọng còn chậm. Trong 554 vụ tai nạn lao động chết người xảy ra trong năm 2010, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mới nhận được biên bản điều tra của 173 vụ. Theo báo cáo, có 3 trường hợp người sử dụng lao động bị đề nghị truy tố do vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về ATLĐ để xảy ra tai nạn lao động, đó là:
- Vụ tai nạn tại mỏ đá thuộc HTX Minh Tâm, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh làm 2 người chết, 3 người bị thương.
- Vụ tai nạn lao động do nổ nồi hơi xảy ra tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Vĩnh Kiên, đóng tại ấp An Khương, xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang làm 3 người chết và 15 người bị thương nặng.
- Vụ tai nạn của Công ty TNHH xây dựng - Thương mại - Dịch vụ - Vận tải Đại Việt tại Tp. Hồ Chí Minh làm một người chết, nạn nhân là lao động chưa thành niên (sinh năm 1994).
- Công tác thống kê báo cáo TNLĐ năm 2010 của các địa phương có chuyển biến tốt: số địa phương thực hiện báo cáo là 63/63 địa phương đạt 100% (năm 2009 có 61/63 địa phương, đạt 96,8%), địa phương báo cáo đúng quy định là 46/63 địa phương đạt 73% (năm 2009 là 29/63 địa phương chiếm 46%), Số địa phương có báo cáo đến đúng thời hạn là 45/63 địa phương đạt 71,4% (năm 2009 là 35/63 địa phương chiếm 55,5%). Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa báo cáo đúng thời gian quy định và chưa đầy đủ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN như không thống kê số doanh nghiệp, số lao động trên địa bàn và số doanh nghiệp, số lao động trong báo cáo tình hình tai nạn lao động để có đánh giá chính xác tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc, từ đó tính toán được tần suất xảy ra TNLĐ, tần suất xảy ra TNLĐ chết người.
- Nhiều doanh nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) không báo cáo TNLĐ theo quy định, gây nhiều khó khăn cho công tác thống kê tai nạn lao động. Trong năm 2010, số doanh nghiệp tham gia báo cáo chiếm 5,5% tổng số doanh nghiệp được thống kê (Tổng hợp từ 46/63 địa phương).
Căn cứ vào tình hình và nguyên nhân xảy ra TNLĐ trong năm 2010, để chủ động phòng ngừa TNLĐ trong thời gian tới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp thực hiện tốt các nội dung chính sau đây:
1. Các Bộ, Ngành, Tập đoàn, Tổng công ty tăng cường kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn lao động - vệ sinh lao động và các chế độ BHLĐ. Tổ chức huấn luyện đầy đủ về an toàn lao động cho người sử dụng lao động và người lao động theo quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.
2. Các Sở Lao động - Thương binh Xã hội địa phương cần tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cần chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề. Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các hành vi vi phạm luật pháp lao động, đặc biệt đối với những hành vi không chấp hành nghiêm chỉnh công tác thống kê báo cáo TNLĐ, theo quy định tại Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 6/5/2010 của Chính phủ; thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra kịp thời, xác định chính xác nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động chết người trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, để giúp các doanh nghiệp nhanh chóng ổn định sản xuất, kinh doanh sau khi tai nạn lao động xảy ra; đảm bảo thời gian điều tra, lập biên bản các vụ tai nạn lao động theo đúng quy định của pháp luật, cần cập nhật số liệu doanh nghiệp, lực lượng lao động trên địa bàn trong báo cáo định kỳ, hàng năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải thường xuyên tổ chức kiểm tra máy, thiết bị và cải thiện điều kiện làm việc để đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn; xây dựng đầy đủ các quy trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh lao động theo hướng dẫn tại các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động và hướng dẫn cho người lao động trước khi làm việc; tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động; tổ chức tốt việc điều tra các vụ TNLĐ, kịp thời rút kinh nghiệm và thực hiện việc thống kê, báo cáo TNLĐ theo đúng quy định; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho người lao động tự giác chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Đặc biệt chú ý đối với những người lao động làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
4. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các mục tiêu của Chương trình Quốc gia an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010.
5. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác và phòng ngừa tai nạn lao động của người sử dụng lao động và người lao động./.
Chi tiết toàn bộ Thông báo xem tại đây